PGS TS BS. Trịnh Thị Diệu Thường

PGS TS BS. Trịnh Thị Diệu Thường với châm ngôn “Sâu Y lý – Giỏi Y thuật – Giàu Y đức” là một trong những chuyên gia đầu ngành Y học cổ truyền tại khu vực phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. Bà đạt nhiều các thành tích trong quá trình nghiên cứu, đào tạo lĩnh vực y học cổ truyền, thế mạnh của PGS TS BS. Trịnh Thị Diệu Thường là chuyên về Bênh lý Thần kinh, Tiêu hoá, Cơ xương khớp, Nội tổng quát.

PGS TS BS. Trịnh Thị Diệu Thường

PGS TS BS. Trịnh Thị Diệu Thường

Học tập

  • Tốt nghiệp bác sĩ YHCT năm 2005 tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh (UMP)
  • Hoàn thành khóa Thạc sĩ YHCT tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh (UMP) vào năm 2008
  • Bảo vệ thành công Tiến sĩ chuyên ngành Y học cổ truyền vào năm 2013 tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh (UMP)
  • Năm 2017, bác sĩ Trịnh Thị Diệu Thường được phong học hàm Phó giáo sư
  • Ngoài ra bà còn học tập, nghiên cứu tại các quốc gia như: Anh Quốc – Đài Loan – Nhật Bản – Trung Quốc – Hoa Kỳ,…

Công tác

  • Là giảng viên Bộ môn Châm cứu – Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Dược TPHCM (2005 đến nay).
  • Phó trưởng Bộ môn Châm cứu (2009).
  • Trưởng Bộ môn Châm cứu (2015 đến nay).
  • Trưởng Cơ sở 3 – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (2016 đến nay).
  • Trưởng khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Dược TPHCM (2018 đến nay).
  • Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo; Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền; Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Y tế quốc gia.

Thành tự đã đạt được

Nghiên cứu

  • Sưu tầm các bài thuốc Y học cổ truyền trên địa bàn Tỉnh Sóc Trăng để bảo tồn và sử dụng trong điều trị bệnh (Sở Y tế Tỉnh Sóc Trăng, 2015 – 2018).
  • Bước đầu xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán đàm thấp của bệnh đột quỵ giai đoạn di chứng (Đại học Y Dược TPHCM, 2015 – 2016).
  • Bước đầu xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh cảnh Thận âm dương lưỡng hư trong giai đoạn di chứng sau đột quỵ (Đại học Y Dược TPHCM, 2015 – 2016).
  • Bước đầu xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh cảnh Can Thận âm hư trong giai đoạn di chứng sau đột quỵ (Đại học Y Dược TPHCM, 2015 – 2016).
  • Đánh giá hiệu quả phục hồi vận động của thể châm cải tiến kết hợp tái học hỏi vận động trên bệnh nhân chưa đi được sau đột quỵ (Đại học Y Dược TPHCM, 2016 – 2017).
  • Đánh giá hiệu quả phục hồi vận động của thể châm cải tiến kết hợp tái học hỏi vận động trên bệnh nhân chưa đứng được sau đột quỵ (Đại học Y Dược TPHCM, 2016 – 2017).
  • Xác định sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da toàn thân khi châm cứu từng huyệt Liệt khuyết, Ủy trung thuộc nhóm lục tổng huyệt (Đại học Y Dược TPHCM, 2017 – 2018).
  • Khảo sát triệu chứng rối loạn chức năng Phế chủ bì mao trên bệnh nhân bị chàm tại bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh (Đại học Y Dược TPHCM, 2017 – 2018).
  • Đánh giá hiệu quả giảm đau trong điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp cấy chỉ kết hợp tập vận động cổ đơn giản (Đại học Y Dược TPHCM, 2017 – 2018).
  • Khảo sát sự thay đổi tần số tim và huyết áp khi nhĩ châm kết hợp kích thích vê kim huyệt Tâm và Can ở loa tai hai bên trên người bình thường khi thực hiện nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh (Đại học Y Dược TPHCM, 2018 – 2019).
  • Khảo sát sự thay đổi tần số tim và huyết áp khi sử dụng hạt dán loa tai tại huyệt Tâm từng bên và hai bên tai trên người bình thường khi thực hiện nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh (Đại học Y Dược TPHCM, 2018 – 2019).
  • Đánh giá hiệu quả giảm lo âu thi cử của phương pháp nhĩ châm loa tai bên không thuận các huyệt master não, v-point và thư giãn trên sinh viên y khoa Đại học Y dược TPHCM (Đại học Y Dược TPHCM, 2019 – 2020).
  • Khảo sát biến thiên tần số tim khi nhĩ áp huyệt Tâm trên người trưởng thành (Đại học Y Dược TPHCM, 2020 – 2022).
  • Khảo sát sự thay đổi ngưỡng đau vùng mặt khi nhĩ châm trên người tình nguyện khỏe mạnh (Đại học Y Dược TPHCM, 2021 – 2022).
  • Hiệu quả của pp cấy chỉ trong điều trị xóa nếp nhăn vùng mũi miệng (Đại học Y Dược TPHCM, 2021 – 2022).
  • Đánh giá hiệu quả điều trị của bài thuốc Sâm Thảo Can khương thang trên bệnh nhân mắc Covid-19 thể bệnh nhẹ và trung bình bằng thử dược lý in silico và thử nghiệm lâm sàng (Sở Khoa học và công nghệ TP. HCM, 2021 – 2022).

Các giáo trình đã biên soạn

  • Châm cứu học 1 (2018)
  • Châm cứu học 2 (2019)
  • Châm cứu học ứng dụng (2019)
  • Cấy chỉ cơ bản trong thực hành lâm sàng (2020)
  • Y học cổ truyền (2020)
  • Chẩn đoán Y học cổ truyền (2021)
  • Bệnh học Y học cổ truyền (2021)
  • Châm cứu học 1 (Tái bản lần 1) YHCT 2019, YHCT 2019 (2021)
  • Châm cứu học 2 (Tái bản lần 1) YHCT 2020 (2021)
  • Bệnh học điều trị thần kinh Đông Tây kết hợp (2021)

Các bài báo quốc tế

  • Nguyen Van Linh, Truong Cong Tri, Nguyen Quan Cao Binh, Vo Van Thanh Niem, Đao Trong Thuc, Nguyen Van Đan, Trinh Thi Dieu Thuong, Huynh Kim Hieu, Bui Chi Bao (11/2017); Anti-inflammatory and wound healing activities of calophyllolide isolated from Calophyllum inophyllum Linn. PLOS ONE, Vol 10, No.12, e0185674. 1932-6203.
  • Bui Pham Minh Man, Nguyen Van Dan, Thai Hoai Nam, Trinh Thi Dieu Thuong (9/2019); The efficiency of combining modified acupuncture and motor relearning method on post-stroke patients. MedPharmRes, Vol 3, Issuse.1, pp. 17-21. 2615-9139.
  • Pham Duc Thang, Nguyen Van Dan, Bui Pham Minh Man, Nguyen Thi Thu Thao, Le Quang Loc, Thai Hoai Nam, Trinh Thi Dieu Thuong (2019); Effect of auricular acupuncture on exam anxiety in first-year medical students. MedPharmRes, Vol 3, Issuse.2, pp. 15-18. 2615-913.
  • Bui Chi Bao, Duong Phuong Thao Thi,, Tran The Vien, Pham Thi Thuy Thanh, Vu Tung, Chau Gia Cac,, Vo Van Thanh Niem, Nguyen Vinh, Trinh Thi Dieu Thuong, Hoang Van Minh (2020); A novel nonsense mutation of ERCC2 in a Vietnamese family with xeroderma pigmentosum syndrome group D. Human Genome Variation (2020)7:2.
  • Dieu-Thuong Thi Trinh, Minh-Man Pham Bui, Hong-Nhung Thi Le (2020); Comparing the analgesic efficacy between 100 Hz and 2 Hz electroacupuncture on patients with lumbar osteoarthritisMedPharmRes, Vol.4, Issuse.3, pp. 6-1. 2615-9139
  • Nguyễn Ngô Lê Minh Anh, Trịnh Thị Diệu Thường (2021); Puerarin protects the retinal pigment epithelium (ARPE19) against hypoxia-induced blood-retinal barrier breakdown and Akt/Bcl2-depentdent apoptosis Therapeu. Research Square. 2693-5015
  • Tan Thanh Mai, Phuc Gia Nguyen, Minh-Tri Le, Thanh-Dao Tran, Phuong Huynh Nguyen Hoai, Dieu-Thuong Thi Trinh, Quoc-Thai Nguyen, Khac-Minh Thai (2021); Discovery of small molecular inhibitors for interleukin-33/ST2 protein-protein interation: a virtual screening, molecular dynamics stimulations and binding free energy calculations. Springer Nature Switzerland AG.

Các công trình nghiên cứu

  • Đánh giá hiệu quả phục hồi vận động sau đột quỵ bằng thể châm cải tiến kết hợp tái học hỏi vận động – Sở Y tế Tỉnh Sóc Trăng (2015).
  • Sưu tầm các bài thuốc Y học cổ truyền trên địa bàn Tỉnh Sóc Trăng để bảo tồn và sử dụng trong điều trị bệnh – Sở Y tế Tỉnh Sóc Trăng (2019).

Thành viên

  • Uỷ viên thường trực Hội Y học cổ truyền Thế giới.
  • Ban thường vụ Hội Đông Y Việt Nam.

Đánh giá từ bệnh nhân

Tham khảo nguồn từ mạng xã hội tổng hợp một số các đánh giá của bệnh nhân điều trị tại Phòng mạch PGS. TS. BS. Trịnh Thị Diệu Thường:

Chị Nguyễn Thị Bích, 45 tuổi, TP.HCM

“Tôi bị mất ngủ nhiều năm, đã thử nhiều cách điều trị nhưng không hiệu quả. Sau khi được bác sĩ Diệu Thường châm cứu và kê đơn thuốc YHCT, tôi đã ngủ ngon hơn rất nhiều.”

Anh Trần Văn Nam, 38 tuổi, Bình Dương

“Tôi bị đau lưng mãn tính, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Sau khi được bác sĩ Diệu Thường điều trị bằng phương pháp kết hợp YHCT và Y học hiện đại, tình trạng của tôi đã cải thiện rõ rệt.”

Chị Lê Thị Thu, 52 tuổi, Đồng Nai

“Tôi bị cao huyết áp, được bác sĩ Diệu Thường tư vấn và điều trị bằng YHCT. Sau một thời gian, huyết áp của tôi đã ổn định và không còn phải sử dụng thuốc tây thường xuyên.”

Em Nguyễn Thị Minh, 20 tuổi, TP.HCM

“Em bị mụn trứng cá nhiều, đã điều trị bằng nhiều phương pháp nhưng không khỏi. Sau khi được bác sĩ Diệu Thường điều trị bằng YHCT, da mặt của em đã cải thiện đáng kể.”

Anh Phạm Văn Long, 30 tuổi, Vũng Tàu

“Tôi bị tai nạn giao thông, dẫn đến di chứng liệt nửa người. Sau khi được bác sĩ Diệu Thường điều trị bằng phương pháp phục hồi chức năng YHCT, khả năng vận động của tôi đã được phục hồi phần nào.”

Nhìn chung, các bệnh nhân điều trị tại Phòng mạch PGS. TS. BS. Trịnh Thị Diệu Thường đều có những đánh giá tích cực về hiệu quả điều trị. Bác sĩ được đánh giá cao bởi chuyên môn cao, tận tâm, nhiệt tình và có phương pháp điều trị hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin về Phòng mạch PGS. TS. BS. Trịnh Thị Diệu Thường.

5/5 - (2 bình chọn)