Đau đầu là một triệu chứng phổ biến mà hầu như ai cũng đã trải qua ít nhất một lần trong đời. Tình trạng này thường gặp ở những người lớn tuổi, nhân viên văn phòng, và những người có lối sống căng thẳng. Trong khi thuốc tây có thể giúp giảm đau nhanh chóng, việc lạm dụng thuốc có thể dẫn đến tình trạng “lờn thuốc” và các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, nhiều người đã chuyển sang phương pháp châm cứu như một giải pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho chứng đau đầu.
11 Nguyên Nhân Gây Đau Đầu Phổ Biến Theo Tây Y
Vậy đau đầu là gì? Hiện tượng như thế nào? Đau đầu là hiện tượng khi các thụ thể cảm giác ở hệ thần kinh trung ương bị kích thích mọt cách thái quá. Các kích thích gây nên bao gồm hóa học và cơ học. Cụ thể như: Phù nề, thiếu máu, chèn ép khối u, viêm nhiễm,….
Và nguyên nhân đau đầu được các chuyên gia nghiên cứu và chia ra làm hai loại chính là đau đầu không do bệnh lý và đau đầu do bệnh lý, cụ thể là:
- Người bệnh bị căng thẳng/stress (2) thời gian dài không giải tỏa được
- Cơ thể thiếu máu, thiếu oxy lên não
- Ngủ nghỉ không đúng làm rối loạn giờ sinh học của cơ thể
- Dùng các chất kích thích như rươi bia, cà phê, thuốc lá,…
- Phụ nữ đang trong chu kì kinh nguyệt, sau sinh và tiền mãn kinh
- Bệnh tăng nhãn áp gây ra các cơn đau nửa đầu và các triệu chứng xuất hiện kèm theo đó là giảm thị lực, mắt xung huyết
- Mắc các bệnh lý mãn tính như: tăng huyết áp, lupus ban đỏ, tiểu đường (đái tháo đường),….
- Với những cơn đau đầu không xác định được nguyên nhân và tình trạng tăng dần theo thời gian có thể có khối u trong não
- Mắc các bệnh lý về cột sống như: Thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cốt sống cổ, căng cơ chèn ép dây thần kinh,…..
- Tai biến mạch máu não
- Bệnh nhân bị nhiễm trùng não, màn não
3 Nguyên Nhân Gây Đau Đầu Theo Đông Y
- Đau đầu do ngoại cảm: Do phong tà, nhiệt tà, thấp tà, hàn tà;
- Đau đầu do nội thương: Do khí hư, huyết hư, đàm thấp, huyễn vựng;
- Đau đầu do bệnh dịch
Hiệu Quả của Châm Cứu trong Điều Trị Đau Đầu
Châm cứu là một phương pháp y học cổ truyền từ Trung Quốc, dựa trên nguyên lý khôi phục cân bằng năng lượng (Khí) trong cơ thể. Nghiên cứu cho thấy châm cứu có thể:
- Giảm tần suất và cường độ đau đầu: Một nghiên cứu từ Cochrane cho thấy 57% bệnh nhân châm cứu giảm ít nhất một nửa tần suất đau đầu sau ba tháng.
- Giảm phụ thuộc vào thuốc: Khoảng 50% bệnh nhân cho biết họ đã giảm bớt sự phụ thuộc vào thuốc giảm đau sau khi điều trị bằng châm cứu.
- Ít tác dụng phụ hơn: Châm cứu thường ít gây ra tác dụng phụ so với thuốc giảm đau, làm cho nó trở thành lựa chọn an toàn hơn cho nhiều bệnh nhân.
Phương Huyệt Châm Cứu Trị Đau Đầu
Cần phải xác định bệnh nhân đau đầu vì nguyên nhân gì, thuộc thể gì mà ta sử dụng pháp trị cho phù hợp. Cụ thể Khu phong, tán hàn, thanh nhiệt tả hỏa, trừ đàm, hóa thấp, bổ dưỡng khí huyết, thông kinh hoạt lạc là một số pháp điều trị thường dùng trong châm cứu chữa đau đầu hiệu quả.
Đau đầu do ngoại cảm
- Phương huyệt châm cứu chữa đau đầu do nhiệt (Hỏa) tà: Huyệt hợp cốc, Đầu duy, Ủy trung, châm tả huyệt Khúc trì, Hành gian, kèm Chích huyết Thái dương;
- Phương huyệt châm cứu chữa đau đầu do phong tà: Châm tả Huyệt Bách hội, Hợp cốc, Thái dương, Thượng tinh, Phong phủ, Liệt khuyết, Phong trì, Ngoại quan;
- Phương huyệt châm cứu chữa đau đầu do thấp tà: Châm tả Huyệt Bách hội, Thái dương; Thượng tinh, Khúc trì, Kết hợp với bổ: Huyệt Nội đình, Tỳ du, Phong long, Trung quản, Túc tam lý.
- Phương huyệt châm cứu chữa đau đầu do Đàm: Châm tả Huyệt Bách hội, Toản trúc, Liệt khuyết,Phong long, hoặc Nội quan, Trung quản, Phong trì, Ngoại quan.
- Phương huyệt châm cứu chữa đau đầu do hàn tà: Ôn châm hoặc cứu Huyệt: Bách hội, Thượng tinh, Thái dương, Phong trì, Phong phủ, Hợp cốc, Ngoại quan.
Đau đầu do nội thương
- Phương huyệt châm cứu chữa đau đầu do suy giảm chức năng Phế, Tỳ, Thận gây đàm thấp trở trệ: Châm tả Bách hội, Ngoại quan, Phong long, Nội quan, Liệt khuyết, Phong trì. Bổ Tỳ du, Thận du, Vị du, Tam âm giao,Quan nguyên, Khí hải, Thái bạch, Túc tam lý.
- Phương huyệt châm cứu chữa đau đầu do Khí hư: Ôn châm hoặc cứu Bách hội, Quan nguyên, Trung quản, Khí hải, Thái khê, Tam âm giao, Túc tam lý.
- Phương huyệt châm cứu chữa đau đầu do huyễn vựng, chứng hư: Cứu Bách hội, Thái dương, Túc tam lý và châm bổ: Thận du, Quan nguyên
- Phương huyệt châm cứu chữa đau đầu do Huyết hư: Châm tả Bách hội, Can du, Đầu duy, Hợp cốc, Khúc trì. Đồng thời châm bổ: Huyết hải, Tam âm giao, Thái xung, Túc tam lý, Cách du.
Chỉ Định và Chống Chỉ Định Châm Cứu Chữa Đau Đầu
Chỉ định châm cứu chữa đau đầu
Một số tình trạng đau đầu do các nguyên nhân sau được chỉ định châm cứu: Đau đầu migraine, viêm xoang, thoát vị đĩa đệm cột sống, thoái hóa cột sống, căn cơ, viêm dây thần sinh sinh ba
Chống chỉ định châm chữa đau đầu
Đau đâu do các nguyên nhân sau không được châm cứu chữa đau đầu: Sức đề kháng yếu, suy kiệt cơ thể trầm trọng, phụ nữ đnag mang thai, chấn thương đầu có vế thương hở, võ sọ, viêm nhiễm lở loét ngoài da, hội chứng tăng áp lực nội sọ, tất cả các cơn đau nghi nguyên nhân ngoại khoa.
3 Phương pháp có thể chọn khi châm cứu chữa đau đầu
- Điện châm: Phương pháp này là dùng điện kích thích lên kim châm cứu tại 1 huyệt cố định hoặc dùng miếng dán điện cực nhỏ đặt trên da vùng huyệt muốn kích thích
- Hào châm: Là phương pháp châm đơn thuần và căn bản nhất đó là dùng kim châm cứu nhiều kích thước để châm kích thích và các huyệt vị trên hệ kinh lạc của cơ thể
- Châm cứu: Tức là phương pháp phối hợp châm kim và cứu ngải, hoặc có thể dụng biện pháp cứu trực tiếp, gián tiếp qua miếng gừng được đặt trên huyệt
Biến Chứng Cần Nắm Dễ Xảy Ra Trong Châm Cứu Chữa Đau Đầu
✅Vượng (vựng) Châm |
|
✅Chảy máu khi rút kim |
|
Lưu Ý Khi Châm Cứu Chữa Đau Đầu
- Đối với người lần đầu tiên châm cứu bác sĩ cần tư vấn rõ cho bệnh nhân về phương pháp châm cứu sắp được tiến hành, để bệnh nhân hiểu và chuẩn bị tâm lý.
- Không được để bụng đói khi châm cứu
- Bệnh nhân cần chia sẻ thực tế cảm giác trước, trong và sau khi châm cứu với bác sĩ.
- Ưu điểm của phương pháp châm cứu chữa đau đầu đó là có thể hiện tại nhà theo giờ bệnh nhân sắp xếp thích hợp (ngoài giờ hành chánh), không cần đến bệnh viện hoặc phòng khám, vì bác sĩ hiện nay có dịch vụ thăm khám, điều trị châm cứu tại nhà.
Liệu Trình Châm Cứu Chữa Đau Đầu
Liệu trình châm cứu 1 ngày 1 lần và thời gian châm cứu chữa đau đầu từ 20 đến 30 phút. quá trình châm kéo dài từ 14 đến 15 ngày, nhưng đối với các bệnh nhân châm từ 7 đến 10 ngày có đáp ứng thì có thể dừng châm cứu để dùng kết hợp thuốc hoặc các phương pháp chữa đau đầu khác.
Ngoài ra, có thể dùng điện châm, kết hợp thủ châm vitamin nhóm B chọn các huyệt cùng nhiều cơ và các loại thuốc giúp tăng tuần hoàn, bổ não.
Địa Chỉ Châm Cứu Chữa Đau Đầu Hiệu Quả Tại TPHCM
Hiện nay, Bác sĩ Ngọc có hỗ trợ tư vấn, thăm khám và điều trị đau đầu bằng phương pháp châm cứu. Mọi thắc mắc liên hệ Bác Sĩ Ngọc để được tư vấn cụ thể hơn nhé.
Châm cứu là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho chứng đau đầu. Với khả năng giảm tần suất và cường độ cơn đau mà không gây ra nhiều tác dụng phụ như thuốc tây, châm cứu đang trở thành lựa chọn phổ biến cho những ai muốn tìm kiếm giải pháp tự nhiên cho vấn đề này. Nếu bạn đang gặp phải chứng đau đầu mãn tính hoặc tái phát thường xuyên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để xem liệu phương pháp châm cứu có phù hợp với bạn hay không.
Câu Hỏi Thường Gặp
1. Châm cứu có thể chữa khỏi hoàn toàn đau đầu không?
Châm cứu không thể chữa khỏi hoàn toàn đau đầu, nhưng có thể giúp giảm tần suất và cường độ cơn đau đáng kể. Khoảng 57% bệnh nhân châm cứu giảm ít nhất một nửa tần suất đau đầu sau ba tháng điều trị.
2. Có cần phải ngừng thuốc khi điều trị bằng châm cứu không?
Không cần phải ngừng thuốc hoàn toàn, nhưng có thể giảm liều lượng và tần suất sử dụng. Khoảng 50% bệnh nhân cho biết họ đã giảm bớt sự phụ thuộc vào thuốc giảm đau sau khi điều trị bằng châm cứu.
3. Châm cứu có tác dụng phụ không?
Châm cứu thường ít gây ra tác dụng phụ hơn so với thuốc giảm đau. Tuy nhiên, một số phản ứng nhẹ như chảy máu hoặc bầm tím tại chỗ châm có thể xảy ra. Các biến chứng nghiêm trọng rất hiếm gặp nếu được thực hiện bởi người có chuyên môn.
4. Thời gian châm cứu mỗi lần kéo dài bao lâu?
Thời gian châm cứu thông thường từ 20 đến 30 phút mỗi lần. Liệu trình điều trị kéo dài từ 10 đến 15 ngày, với tần suất từ 1 đến 2 lần mỗi tuần.
5. Châm cứu có thể điều trị được mọi loại đau đầu không?
Châm cứu có thể hiệu quả với nhiều loại đau đầu như đau nửa đầu, viêm xoang, hoặc căng thẳng thần kinh. Tuy nhiên, không nên thực hiện châm cứu cho những người có sức đề kháng yếu, phụ nữ mang thai hoặc những trường hợp bị thương nặng ở đầu.
6. Có cần phải ăn kiêng hoặc thay đổi chế độ ăn uống khi điều trị bằng châm cứu không?
Không cần phải thay đổi chế độ ăn uống đặc biệt khi điều trị bằng châm cứu. Tuy nhiên, việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất có thể hỗ trợ quá trình điều trị và cải thiện sức khỏe tổng thể.
7. Châm cứu có thể kết hợp với các phương pháp điều trị khác không?
Châm cứu có thể được kết hợp với các phương pháp điều trị khác như thuốc tây, vật lý trị liệu hoặc liệu pháp thảo dược để tăng cường hiệu quả. Tuy nhiên, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn và hiệu quả của phương pháp điều trị kết hợp.
8. Có cần phải cạo tóc khi châm cứu không?
Không cần phải cạo tóc khi thực hiện châm cứu. Các huyệt châm cứu thường nằm ở các vị trí như tay, chân hoặc vùng gáy, không cần phải cạo tóc.
9. Châm cứu có thể điều trị được đau đầu do chấn thương không?
Châm cứu không được khuyến cáo sử dụng cho những trường hợp bị chấn thương đầu nặng hoặc có vết thương hở. Trong những trường hợp này, cần phải được điều trị y tế chuyên khoa để đảm bảo an toàn.
10. Có cần phải chuẩn bị gì trước khi đi châm cứu?
Trước khi đi châm cứu, bạn nên:
- Ăn nhẹ, không nên đói bụng
- Mặc quần áo thoải mái, dễ di chuyển
- Chuẩn bị tinh thần thoải mái, không lo lắng
- Cung cấp đầy đủ thông tin y tế cho bác sĩ châm cứu
11. Có cần phải nghỉ ngơi sau khi châm cứu không?
Sau khi châm cứu, bạn nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút tại phòng khám. Uống nước ấm và thư giãn là tốt nhất. Có thể cảm thấy hơi mệt hoặc chóng mặt nhẹ sau khi châm cứu, đây là phản ứng bình thường và sẽ nhanh chóng hết.
12. Châm cứu có thể điều trị được đau đầu do căng thẳng không?
Châm cứu rất hiệu quả trong điều trị đau đầu do căng thẳng. Các huyệt như Bách Hội, Hợp Cốc và Nội Quan thường được sử dụng để giảm căng thẳng và thư giãn cơ bắp.
13. Có cần phải tiêm thuốc khi châm cứu không?
Không cần phải tiêm thuốc khi thực hiện châm cứu. Châm cứu chỉ sử dụng kim châm để kích thích các huyệt, không có liên quan đến tiêm thuốc.
14. Châm cứu có thể điều trị được đau đầu do viêm xoang không?
Châm cứu có thể giúp giảm triệu chứng đau đầu do viêm xoang. Các huyệt như Toản Trúc và Nội Quan thường được sử dụng để giảm sung huyết và giảm đau vùng trán.
15. Có cần phải tiếp tục châm cứu sau khi cơn đau đầu đã hết không?
Sau khi cơn đau đầu đã giảm, bạn nên tiếp tục điều trị châm cứu trong vài lần nữa để củng cố kết quả và ngăn ngừa tái phát. Tuy nhiên, cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ châm cứu.
Bài Viết Liên Quan
Châm cứu cấy chỉ giảm béo ở TPHCM
Châm cứu cấy chỉ giảm béo đang trở thành một phương pháp giảm cân được [...]
Th10
Dịch Vụ Châm Cứu Tại Nhà TPHCM Với Bác Sĩ Ngọc Ơi
Châm cứu là một phương pháp điều trị lâu đời, có nguồn gốc từ y [...]
Th10
An xoa (Helicteres hirsuta, Malvaceae)
An xoa, một loại dược liệu quý hiếm từ vùng núi Tây Bắc Việt Nam [...]
Th10
Huyệt Giáp Xa
Huyệt Giáp Xa theo y học cổ truyền có tác dụng sơ phong, hoạt lạc, [...]
Th10
Huyệt Hoành Cốt
Huyệt hoành cốt là huyệt vị thứ 11 thuộc kinh Thận, nằm tại giao hội [...]
Th10
Huyệt Khí Xung
Huyệt Khí Xung là một huyệt đạo quan trọng trong Y học cổ truyền, thuộc [...]
Th10
Huyệt Trung Cực
Huyệt Trung Cực là huyệt thứ 3 của Nhâm Mạch. Trung Cực là nơi hội [...]
Th10
Châm cứu điều trị bệnh quai bị theo Đông Y
Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị gây ra, thường [...]
Th9