Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị gây ra, thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 15. Bệnh lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc giọt bắn từ nước bọt, dịch tiết đường hô hấp của người bệnh.
Châm cứu điều trị bệnh quai bị là phương pháp sử dụng các huyệt đạo trên cơ thể để kích thích lưu thông khí huyết, giải độc, tiêu sưng, từ đó giúp giảm bớt các triệu chứng và biến chứng của bệnh.
Triệu chứng quai bị
Người bệnh bị số, nhức đầu và đau mỏi hết cơ thể sau đó đến sưng đau tuyến nước bọt một hoặc hai bên mang tai, khiến má sưng to, căng tức đau, khó chịu. Ngoài ra, còn có gặp các triệu chứng hoặc biến chứng ít gặp khác như: Buồn nôn, nôn, chán ăn, đau bụng, viêm tinh hoàn (nam giới), viêm buồng trứng (nữ giới).
Biện chứng đông y phân bệnh quai bị làm hai loại
- Chứng thực: Sưng mạnh, sốt từ 39- 40 độ C, sưng đau nhiều.
- Chứng hư: Sưng đau nhẹ, không hoặc sốt nhẹ 39- 40 độC
Lý luận Đông Y
Quai bị do phong thấp nhiệt độc xâm nhập vào cơ thể, gây tắc nghẽn kinh lạc cụ thể là Kinh Dương Minh có tính truyền nhiễm, dẫn đến sưng đau tuyến nước bọt.
Phương huyệt điều trị bệnh quai bị
Phương huyệt 1: Dùng cho nam
Tên Huyệt | Cách châm |
Đại đôn | Tả |
Thái xung | Tả |
Khí xung | Tả |
Hoành cốt | Tả |
Giải thích cách dùng huyệt:
|
Phương huyệt 2: Dùng cho nữ
Tên Huyệt | Cách châm |
Trung cực | Tả |
Quang nguyên | Tả |
Đại đôn | Tả |
Lưu ý: Dùng để phòng biến chứng cho nữ giới |
Phương huyệt 3
Tên Huyệt | Cách châm |
Thiên ứng | Tả – Đảo châm rút kim lên, căm kim xuống |
Giáp xa | Tả |
Đại nghênh | Tả |
Ế phong | Tả |
Hợp cốc | Tả |
Hoành cốt | Bổ (khi phòng bệnh) |
Trung cực | Bổ (khi phòng bệnh) |
Giải thích cách dùng huyệt
Châm huyệt theo thứ tự
- Châm huyệt Ế phong trước.
- Sau đó châm 4 huyệt cúc bộ và huyệt tuần kinh.
Vị trí và tác dụng của các huyệt đạo
- Huyệt Hợp cốc nằm ở mu bàn tay, có tác dụng chữa các bệnh về đầu và mặt.
- Hai huyệt Hoành cốt nằm ở hai bên kinh Thiếu âm, châm bổ để tăng cường sức mạnh, chống biến chứng.
- Huyệt Khí xung nằm ở Kinh dương minh, châm bổ để phòng chữa biến chứng.
- Huyệt Quan nguyên và Trung cực nằm ở ngoài buồng chứng, châm bổ để tăng cường sức lực, phòng ngừa biến chứng.
Cách châm cứu
- Nếu sưng hai bên thì châm tả hai bên.
- Nếu sưng một bên thì châm một bên.
Mục đích của việc châm cứu
- Thông kinh hoạt lạc, tiêu trừ tật bệnh.
- Tăng cường sức mạnh, phòng ngừa biến chứng.
So sánh hiệu quả của châm cứu và thuốc trong điều trị quai bị
Biến Chứng | Không phòng trước châm cứu | Có phòng trước Châm cứu |
10 – 20% | 2 – 4% |
Sử dụng phương pháp châm cứu điều trị bệnh quai bị số ngày khỏi bệnh từ 3 đến 6 ngày điều trị.
Lưu ý
Cần thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn. Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Bệnh nhân không được tự ý làm tại nhà.
Một số câu hỏi phổ biến
Đối tượng nào phù hợp để áp dụng châm cứu điều trị quai bị?
Châm cứu có thể là một phương pháp hỗ trợ điều trị quai bị hiệu quả, giúp giảm triệu chứng và rút ngắn thời gian hồi phục. Và đối tượng sử dụng cứu điều trị quai bị là các bệnh nhân bị bệnh quai bị, cụ thể hơn bạn có thể tìm đọc bài viết đối tượng nào phù hợp để áp dụng câm cứu điều trị quai bị tại website của bác sĩ Võ Thị Hồng Ngọc.
Hiệu quả của châm cứu điều trị bệnh quai bị có thể kéo dài bao lâu?
Khi châm cứu điều trị bệnh quai bị hiệu quả hoàn toàn khi được điều trị dứt điểm.
Chi phí cho một liệu trình châm cứu điều trị quai bị là bao nhiêu?
Chi phí không cố định vì tùy thuộc và thay đổi theo tại các cơ sở y tế, phòng khám. Nhưng về liệu trình điều trị từ 3 đến 6 ngày vậy thì chi phí tham khảo trung bình mỗi buổi châm cứu đến tại cơ sở y tế là 200.000 ngàn đồng thì hết liệu trình sẽ dao động từ 600.000 đến 1.200.000 ngàn đồng.
Có thể kết hợp châm cứu bệnh quai bị với các phương pháp điều trị khác hay không?
CÓ, nên kết hợp phương pháp châm cứu và dùng thuốc để điều trị bệnh quai bị một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất, đặc biết tránh các biến chứng phát sinh.
Cần lưu ý gì khi thực hiện châm cứu điều trị quai bị?
Châm cứu trị bệnh quai bị chỉ được thực hiện bởi bác sĩ điều trị, chính vì thế cần khám và điều trị tại các cơ sở y tế và thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị đề ra.
Bài Viết Liên Quan
Huyệt Giáp Xa
Huyệt Giáp Xa theo y học cổ truyền có tác dụng sơ phong, hoạt lạc, [...]
Th10
4 Nhóm Thuốc Đông Y Làm Chậm Quá Trình Lão Hóa Chậm
Lão hóa là một quá trình tự nhiên của con người, nhưng chúng ta có [...]
Th10
Huyệt Thái Xung: Xuất xứ, Tên gọi, Vị trí, Tác dụng
Huyệt Thái Xung (Tàixung – LR3) thuộc Can kinh và là huyệt vị thứ ba [...]
Th10
Huyệt Đại Đôn: Xuất Xứ, Tên Gọi, Vị Trí, Tác Dụng
Huyệt Đại Đôn – 大敦穴 (Dàdùn – Ta Toun), huyệt tỉnh thuộc Mộc, là huyệt [...]
Th10
Actisô (Cynara scolymus / Asteraceae)
Actisô (Cynara scolymus) là một loại cây lâu năm thuộc họ Cúc, được biết đến [...]
Th10
Ba kích (Cây ruột gà, Morinda officinalis, Rubiacae)
Ba kích (Morinda officinalis F.C.How) là một loại cây thảo dây leo lâu năm, thuộc [...]
Th10
Huyệt Trung Cực
Huyệt Trung Cực là huyệt thứ 3 của Nhâm Mạch. Trung Cực là nơi hội [...]
Th10
An xoa (Helicteres hirsuta, Malvaceae)
An xoa, một loại dược liệu quý hiếm từ vùng núi Tây Bắc Việt Nam [...]
Th10