Cảm Giác Lạnh: Top 3 Vấn Đề Bạn Cần Lưu Cho Sức Khỏe

Tính đến hiện tại, bạn đã gặp cảm giác lạnh bất thường chưa? Chắc chắn hầu như gần 99% người đọc bài viết này sẽ đều ít nhất 1 lần gặp phải tình trạng cảm giác lạnh bất ngờ và không rõ nguyên nhân. Bạn đừng xem thường nó vì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo cho việc  có thể bạn đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe do một số bệnh đang mắc phải. Hãy cùng Bác sỹ Võ Thị Hồng Ngọc tìm hiểu cụ thể hơn về cảm giác lạnh là gì và khi gặp phải thì nói lên điều gì về sức khỏe của bạn sau đây.

Cảm giác ớn lạnh không rõ nguyên nhân là bình thường hay bất thường

Cảm giác ớn lạnh không rõ nguyên nhân là bình thường hay bất thường

1. Cảm giác lạnh là bình thường hay bất thường?

Cảm giác lạnh là phản ứng của cơ thể khi gặp thời tiết, môi trường thay đổi đột ngột hoặc không phù hợp, đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể.

Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên cảm thấy lạnh khi mà không rõ nguyên nhân, kèm theo những triệu chứng bất thường khác thì đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp vấn đề, đang bị mắc một số các bệnh lý.

Nguyên Nhân Gây Nên Tình Trạng Ớn Lạnh Có Thể Là Gì

Nguyên Nhân Gây Nên Tình Trạng Ớn Lạnh Có Thể Là Gì

2. Các nguyên nhân dẫn tới tình trạng “lạnh bất thường”

Gặp cảm giác lạnh bất thường không rõ nguyên nhân một lần, hai lần thì có thể bạn bỏ qua những gặp một cách thường xuyên chắc chắn bạn cần phải tìm nguyên nhân dẫn đến vấn đề đang mắc phải là gì? Và sau đây sẽ là một số các bệnh lý, nguyên nhân dẫn đến trình trạng gặp phải cảm giác lạnh bất thường của bạn.

  1. Cảm cúm (Flu): các triệu chứng thường gặp ở cảm cúm như ho, đau họng, sổ mũi, đau nhức đầu, đau mỏi cơ,mệt mỏi, có thể sốt cao tới 40 độ, nhưng cảm thấy ớn lạnh. (4)
  2. Nhiễm trùng: cảm giác lạnh có thể cảnh báo cơ thể đang mắc các bệnh lý như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng vết thương. Ngoài ớn lạnh, người bệnh thường kèm theo các triệu chứng khác như sốt, ho, đau bụng, buồn nôn, tiểu gắt buốt, đau nhức, mưng mủ vùng nhiễm trùng,… Để chẩn đoán chính xác ổ nhiễm trùng, cần làm thêm các xét nghiệm chuyên biệt.
  3. Bệnh lý mạch máu: Sự lưu thông dòng máu giảm, các cơ quan không được cung cấp đủ oxy, dẫn tới  . Tình trạng máu lưu thông kém dẫn tới các bộ phận trên cơ thể thiếu máu nuôi, giảm cung cấp oxy cho tế bào, không thể điều hòa nhiệt độ được, dẫn tới hiện tượng lạnh, tê bì, rối loạn cảm giác, biểu hiện là vùng da kém tưới máu xanh tái, nhợt nhạt, nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể là do xơ vữa mạch máu, huyết khối, hút thuốc lá, khối u gây chèn ép mạch máu,…
  4. Thiếu máu: Tương tự như bệnh lý mạch máu, khi cơ thể thiếu máu sẽ dẫn tới toàn bộ cơ thể không đủ máu để cung cấp oxy, khả năng điều hòa nhiệt cơ thể suy giảm, da niêm nhợt nhạt, mệt mỏi, thường xuyên có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, trí nhớ giảm sút, các nguyên nhân dẫn tới thiếu máu như thiếu sắt, thiếu B12, Acid folic, mất máu, bệnh lý di truyền (tham khảo các bệnh lý rối loạn di truyền tại đây),…
  5. Bệnh Suy giáp: Tuyến giáp có chức năng bài tiết hormon T3, T4, đây là các hormon có vai trò điều hòa thân nhiệt, giữ ấm cho cơ thể, khi tuyến giáp bị suy, lượng hormon này suy giảm, dẫn tới nhiệt độ cơ thể giảm xuống và có cảm giác lạnh. Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện chậm chạp, mệt mỏi, tăng cân, phù nề, giảm nhịp tim, hạ huyết áp, hay quên, táo bón,…(1)
  6. Hạ đường huyết: Biểu hiện là cảm giác ớn lạnh, tay chân mất sức, run rẩy, đổ mồ hôi, hoa mắt chóng mặt.
  7. Bệnh Raynaud: Cảm giác lạnh xuất hiện ở chân tay, mũi, môi, tai. Một số bộ phận cơ thể người bệnh khi tiếp xúc với môi trường lạnh có thể bị tê liệt tạm thời, đau đớn hoặc đổi màu. (2)
  8. Thiếu cân: do chế độ ăn thiếu chất, cơ thể sẽ không đủ lượng chất béo để duy trì thân nhiệt. 
  9. Thuốc: Một số loại thuốc gây tác dụng phụ là cảm giác ớn lạnh, hạ thân nhiệt như thuốc chống trầm cảm, loạn thần, thuốc giảm đau á phiện, thuốc an thần,… Để phòng ngừa tác dụng phụ này, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc. 
  10. Stress: cảm xúc như vui mừng, xúc động, ngạc nhiên, lo lắng, sợ hãi quá mức đều có thể khiến cơ thể có cảm giác ớn lạnh. 
  11. Bệnh lý thần kinh: Bệnh đái tháo đường, đột quỵ, bệnh Parkinson (3) và chấn thương tủy sống có thể làm giảm khả năng kiểm soát nhiệt độ.

Trên đây là những nguyên nhân dẫn có thể gặp dẫn tới “cảm giác lạnh” mà bạn gặp phải. Nếu cảm giác lạnh đi kèm các triệu chứng khác hoặc không rõ nguyên nhân, kéo dài, cần đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám tìm ra nguyên nhân, nếu do các bệnh lý, cần kịp thời phát hiện để điều trị sớm nhất, tránh để lại hậu quả lâu dài. (Bạn có thể tìm hiểu thêm một số vấn đề khác được chia sẻ từ chuyên mục sức khỏe của đại học Harvard tại đây)

Bí quyết khắc phục cảm giác ớn lạnh tại nhà một cách hiệu quả nhất

Bí quyết khắc phục cảm giác ớn lạnh tại nhà một cách hiệu quả nhất

3. Làm sao để khắc phục cảm giác lạnh tại nhà?

Ngoài việc đi thăm khám tìm ra nguyên nhân và điều trị bởi các chuyên viên y tế, bạn có thể áp dụng các cách đơn giản tại nhà sau để cải thiện tình trạng này như:

  • Thiết lập một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng.
  • Tập luyện thể dục đều đặn, vận động giúp tăng cường lưu thông khí huyết, cải thiện tuần hoàn, tốt cho tim mạch.
  •  Xoa bóp bấm huyệt các vùng trên cơ thể, có thể kết hợp với các loại dầu xoa bóp như dầu gừng, quế, dược liệu,…
  • Xông hơi, ngâm dược liệu, các dược liệu như gừng, sả, quế, ngải cứu, tía tô,… có tác dụng ôn ấm, tăng cường lưu thông khí huyết, đây còn là liệu pháp thư giãn tuyệt vời.

Top 3 bài thuốc y học cổ truyền chữa cảm cúm, cạm lạnh hiệu quả

Việc bị cảm giác ớn lạnh nhiều vào những ngày mưa mà trước đó sức khỏe bạn bình thường thì có thể bạn bị cảm cúm, cảm lạnh. Và sau đây là 3 bài thuốc đông y đơn giản, có thể tìm ngay trong bếp nhà bạn nhưng chữa cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả trong những ngay mưa gió, rét lạnh nhé.

Thành phần Cách dùng Công dụng
Bài 1
  • Bột tiêu sọ trắng – 15g
  • Dấm táo (hoặc giấm hoa quả) – 2 thìa
  • Nước – 300ml (dùng có 1 lần uống)
Đun sôi hỗn hợp, dùng hết trong 1 lần. Lưu ý: nên uống khi còn nóng ấm
  • Ôn trung tán hàn
  • Giải biểu
  • Ra mồ hôi
  • Giải cảm nhanh
Bài 2
  • Tía tô – 15->20g (tươi)
  • Gừng – 6->10g (tươi)
  • Đường vàng (đỏ) – 20->30g
  • Nước – 300ml (dùng có 1 lần uống)
  • Bước 1: Cho tía tô, gừng vào nước đu sôi 10 phút, sau đó hạ nhỏ lửa để chừng 15 phút
  • Bước 2: Cho đường vào khuấy đều và uống khi còn nóng ấm
  • Tân ôn, giải biểu
  • Tuyên phế, tán hàn
  • Trị đau đầu, sốt, ho, chảy nước mũi, không ra mồ hôi do bị cảm lạnh, cảm gió
Bài 3
  • Gường – 6->8g
  • Hành hoa – 6->7 cọng
  • Gạo nếp – 80g
  • Nước
  • Bước 1: Vo gạo, đổ nhiều nước để nấu thành cháo
  • Bước 2: Gững băm nhuyễn và hành hoa được thái nhỏ
  • Bước 3: Cháo chin nhuyễn thì cho hành và gừng vào đung thêm tầm 2 phút, đảo đều trong nôi, lấy ra bát ăn lúc còn nóng (lưu ý ăn từ từ tránh bị bỏng)
  • Ôn trung tán hàn
  • Giải biểu phát hãn
Có phải trên đây là 3 bài thuốc mà các nguyên liệu cực kì dễ kiếm và hầu như trong môi căn bếp của các gia đình đều có phải không nào? Cùng thực hiện rồi chia sẻ kết quả với Bs Ngọc nhé.

4. Kết Luận

Tóm lại cảm thấy ớn lạnh nói riêng và với bất cứ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể nói chung thì đều đang nhắc nhở rằng sức khoẻ của bạn đang gặp vấn đề. Đừng chủ quan và bỏ qua nó, bởi rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Hãy để ý và chăm sóc tới sức khỏe của bạn thật chu đáo. Có bất kì thắc mắc nào khác các vấn đề về thông tin sức khỏe, bệnh lý hãy liên hệ và kết nối blog mạng xã hội với Bs Võ Thị Hồng Ngọc để được giải đáp theo thông tin bên dưới.

5/5 - (2 bình chọn)