Huyệt Giáp Xa theo y học cổ truyền có tác dụng sơ phong, hoạt lạc, chính vì thế chuyên chủ trị các bệnh: Liệt mặt, viêm tai, đau răng, quai bị,…Giáp xa cũng là huyệt thứ 6 thuộc Vị kinh ( S 6) Vậy tại sao được gọi là huyệt giáp xa? Huyệt giáp xa được xác định vị trí thế nào? Chủ trị chứng bệnh gì?
Tên gọi
Giáp xa ( Jiáchè – Tsia Tchre) = Giáp (hai bên má) + Xa (Xa có nghĩa là xe và xương hàm biểu thị giống như bánh xe)
- Tên gọi khác: Cơ Quan, Khúc Nha hay huyệt Quỷ Sàng
Xuất xứ
- Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10)
Vị trí
Cắn chặt răng lại, hai bên má gần tai nổi lên điểm cao nhất. Hay cụ thể hơn là huyệt giáp xa nằm dưới tai 0,8 tấc, ở trước góc hàm và ở trên bờ dưới xương hàm dưới 1 khoát ngón tay, gần chỗ lõm phía trước (Giáp ất, Loại kinh, Đại thành) khi nhấn, đè vào chỗ lõm đó có cảm giác ê tức.
Giải phẩu
- Dưới da là cơ cắn, xương hàm dưới.
- Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số V.
- Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
Tác dụng
Tại chỗ: Trị đai răng, quai bị, liệt mặt, viêm tuyến nước bọt mang tai, cơ nhai co rút, viêm khớp hàm dưới viêm.
Châm cứu
Cách châm huyệt giáp xa phụ thuộc tùy vào điều trị bệnh cụ thể:
- Điều trị liệt mặt thì châm kim xiêng (luồn dưới da) và đầu mũi kim hướng về phía huyệt Địa thương (điểm trên đường ngang qua rãnh mép mũi và mép)
- Châm cứu điều trị đau răng mũi kim hướng về phía răng đau (hai huyệt đối xứng hai bên má nên răng đau phía nào châm phía đó cho phù hợp)
- Cách châm thẳng và sâu từ 0.3 – 0.4 tấc dùng để chữa các bệnh khác
Ôn cứu 10 đến 15 phút
Phối huyệt: Trị liệt mặt ngoại biên ôn châm Giáp xa kết hợp cùng Tinh minh và Địa thương.
Tài liệu tham khảo
(“Hàm (má) bị đau, châm kinh thủ Dương Minh [Thương Dương], châm xuất huyết chỗ có thịnh mạch [ tức là huyệt Giáp Xa] (LKhu.26, 16).
(“Giáp Xa và Hạ Quan có tác dụng khác nhau: Giáp Xa thiên về trị bệnh ở khớp hàm, răng hàm dưới, thần kinh hàm dưới. Hạ Quan thiên về trị bệnh ở khớp hàm dưới, răng hàm trên, thần kinh hàm trên” (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).
Bài Viết Liên Quan
Ba gạc (La phu mộc, Rauvolfia tetraphylla, Apocynaceae)
Ba gạc, còn được gọi là La phu mộc, là một loài cây thuộc họ [...]
Th10
Châm cứu điều trị bệnh quai bị theo Đông Y
Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị gây ra, thường [...]
Th9
4 Nhóm Thuốc Đông Y Làm Chậm Quá Trình Lão Hóa Chậm
Lão hóa là một quá trình tự nhiên của con người, nhưng chúng ta có [...]
Th10
An xoa (Helicteres hirsuta, Malvaceae)
An xoa, một loại dược liệu quý hiếm từ vùng núi Tây Bắc Việt Nam [...]
Th10
Cảm Giác Lạnh: Top 3 Vấn Đề Bạn Cần Lưu Cho Sức Khỏe
Ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua cảm giác ớn lạnh khi thời [...]
Th9
Học Châm Cứu Bấm Huyệt Ở TPHCM
Châm cứu và bấm huyệt là những phương pháp trị liệu truyền thống của y [...]
Th10
Huyệt Đại Đôn: Xuất Xứ, Tên Gọi, Vị Trí, Tác Dụng
Huyệt Đại Đôn – 大敦穴 (Dàdùn – Ta Toun), huyệt tỉnh thuộc Mộc, là huyệt [...]
Th10
Actisô (Cynara scolymus / Asteraceae)
Actisô (Cynara scolymus) là một loại cây lâu năm thuộc họ Cúc, được biết đến [...]
Th10