Huyệt Thái Xung: Xuất xứ, Tên gọi, Vị trí, Tác dụng
Huyệt Thái Xung (Tàixung – LR3) thuộc Can kinh và là huyệt vị thứ ba quan trọng nhất, là huyệt Nguyên, huyệt Du của kinh Can theo Đông y / Y học cổ truyền. Huyệt Thái Xung có tác dụng như: Bình can, Thanh Can Hỏa, Điều hòa khí huyết,..
Xuất xứ
Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu – Kinh Mạch).
Tên gọi
- Thái: To lớn.
- Xung: Yếu đạo.
- Huyệt Thái Xung: Huyệt đạo to lớn, là yếu đạo của Can kinh.
Nguồn gốc gọi là Thái Xung vì đây là nơi Nguyên khí sở cư, khí huyết hưng thịnh (đại) là yếu đạo để khí thông hành (Trung Y Cương Mục).
Đặc tính: Thái xung là huyệt thứ 3, là huyệt Du, huyệt Nguyên của kinh Can và thuộc hành Thổ
Vị Trí
- Nằm ở mu bàn chân, sau khe giữa ngón chân cái và ngón chân thứ 2.
- Cách gốc móng chân cái 1,5 thốn (khoảng 3 cm).
- Có thể xác định huyệt bằng cách:
- Sờ dọc theo khoảng gian đốt xương bàn chân 1, tìm góc tạo nên bởi 2 đầu xương bàn chân 1 và 2. Huyệt nằm ở góc này.
- Hoặc đo lên 1,5 thốn từ khe giữa ngón chân 1 và 2, huyệt nằm ở chỗ lõm tạo nên bởi 2 đầu xương ngón chân 1 và 2.
Vị Trí Theo Giải phẩu
- Dưới da là gân cơ duỗi dài riêng ngón cái, cơ duỗi ngắn các ngón chân, cơ gian cốt mu chân, khe giữa các đầu sau của các xương bàn chân 1 và 2.
- Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày trước và nhánh của dây thần kinh chày sau.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
Tác Dụng
Lý huyệt, Thanh Can Hỏa, Bình Can, sơ tiết thấp nhiệt ở hạ tiêu, tức Can dương.
Chủ Trị
Trị đau do thoát vị, bệnh Quai bị, đau đầu, động kinh, chóng mặt, viêm tuyến vú, phù thùng, băng lậu, các,hbệnh về mặt, hạ huyết áp.
Châm Cứu
- Châm thẳng 0, 5-1 thốn, có thể châm thấu Dũng Tuyền (Th.1)
- Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
Nguồn Tham Khảo:
Nguồn | Lý luận (ghi) |
Thiên ‘Quyết Bịnh’ | Chứng quyết Tâm thống làm cho sắc mặt tái xanh như màu xác chết, suốt ngày không thở được một hơi dài, gọi là chứng ‘Can Tâm Thống’ thủ huyệt Hành Gian (C.2) và Đại (Thái) Xung (LKhu.24, 14). |
Thiên ‘Thích Yêu Thống’ | Bụng dưới đầy trướng, thích ở huyệt Túc Quyết Âm [là Thái Xung – C.3] (TVấn.41, 19). |
Thiên ‘Thích Ngược’ | ”Bệnh ngược phát từ kinh túc Quyết âm khiến cho người ta đau yếu, bụng dưới đầy, tiểu không thông, giống như bí tiểu mà không phải bí tiểu nhưng lại muốn đi tiểu luôn, sợ sệt, khí bất túc, trong bụng thấy khó chịu… phải châm túc Quyết âm [ Thái Xung ] (TVấn.36, 6). |
Trung Quốc Châm cứu Tạp Chí 1985 | “Thái Xung + Lương Khâu (Vi.34) dùng phép tả, ngày châm 1 lần, lưu kim 30 phút, trị 50 cas tuyến vú viêm cấp. Khỏi tất cả. Nhiều nhất là châm 2 lần” , 5: 37 |
Các bệnh điều trị châm cứu dùng huyệt Thái Xung:
Leave a reply